Ngoại thương là gì? Đặc điểm và vai trò của ngành ngoại thương

Ngoại thương là gì? Đặc điểm và vai trò của ngành ngoại thương

Có thể nói rằng một quốc gia sẽ không thể nào phát triển nếu như không có hoạt động ngoại thương. Ngoại thương không chi giúp đẩy mạnh tiềm năng về kinh tế mà đó còn là con đường để quốc gia đó vươn ra thế giới trong thời đại hội nhập như hiện nay. Vậy ngoại thương là gì và có vai trò như thế nào mà lại có thể trở thành một trong những ngành nghề có mức thu nhập từ khá cao tới rất cao ở Việt Nam hiện nay?

  1. Ngoại thương là gì?

Theo kinh tế học thì ngoại thương là hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa theo ngang bằng giá giữa các quốc gia trên thế giới. Giải thích theo cách dễ hiểu hơn thì bất cứ hoạt động kinh tế hay giao lưu văn hóa nào vượt ra khỏi ranh giới của một đất nước thì đều có thể gọi đó là ngoại thương. Ngoại thương tồn tại theo nhiều hình khác nhau như: chuyển khẩu, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu…

Bên cạnh hàng hóa thì ngoại thương còn bao gồm những hoạt động khác như giao lưu, truyền bá và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của từng quốc gia tới bạn bè quốc tế.

Nội dung chính của hoạt động ngoại thương bao gồm:

  • Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình.
  • Hoạt động gia công thuê cho những doanh nghiệp nước ngoài và thuê những đơn vị nước ngoài gia công ngược lại.
  • Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.
  • Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.
  • Đặc điểm của ngoại thương

Dù tồn tại theo hình thức nào thì các hoạt động ngoại thương đều có những đặc điểm chung sau:

– Các sản phẩm ngoại thương luôn có tốc độ tăng tưởng nhanh hơn các sản phẩm thương mại nội địa gấp nhiều lần.

– Dòng sản phẩm vô hình phát triển nhanh và mạnh hơn dòng sản phẩm hữu hình.

–  Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi rõ rệt.

– Phạm vi và phương thức cạnh tranh giữa các bên tham gia hoạt động ngoại thương vô cùng đa dạng. Ví dụ như chỉ đơn giản là khác biệt về bao bì, giá thành hay hình thức vận chuyển cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn.

– Những sản phẩm được ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại có sức tiêu thụ cao hơn gấp nhiều lần những sản phẩm được làm theo phương thức truyền thống.

3. Vai trò của ngoại thương là gì?

Đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thì ngoại thương đóng góp vai trò vô cùng quan trọng có thể kể đến như:

– Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

– Tác động lớn đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng tích cực đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước.

– Hoạt động ngoại thương vững mạnh sẽ góp phần điều tiết tỷ giá cũng như kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Điều này giúp cho nền kinh tế quốc gia được ổn định dài lâu.

– Tạo việc làm cho người lao động trong nước thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Điều này cũng chứng tỏ hoạt động ngoại thương đã phần nào giảm bớt gánh nặng việc làm cho nền kinh tế nước nhà.

  • Những nghề nghiệp liên quan đến ngành ngoại thương

Ngoại thương là một ngành rất rộng và bao gồm trong đó là rất nhiều nghề nghiệp liên quan để bạn có thể lựa chọn. Sau đây là một số vị trí tiêu biểu khi làm việc trong lĩnh vực này.

4.1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là người nghiên cứu và hoạch định chiến lược nhằm mở rộng thị trường cho công ty. Bên cạnh đó thì bạn cũng sẽ là người tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, thương lượng và ký kết hợp đồng cũng là nhiệm vụ chính của vị trí này. Thông thường, phần lớn thu nhập hàng tháng của công việc này sẽ đến từ hoa hồng của các hợp đồng mà bạn mang về cho công ty.

4.2. Nhân viên Logistic

Logistic là nghề có yêu cầu vô cùng khắc nghiệt đối với những ai mong muốn theo đuổi. Bù lại, mức lương và cơ hội thăng tiến cho công việc này hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn phải bỏ ra cho công việc. Một nhân viên Logistic sẽ có các nhiệm vụ chính như sau:

– Thực hiện lệnh sản xuất trên phần mềm xuất nhập khẩu.

– Theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa tại nhà máy, công xưởng.

– Lên kế hoạch đóng gói và xuất hàng.

– Đàm phán về giá cả, thời gian, điều kiện chuyên chở với các đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển.

– Giám sát các lô hàng và xử lý phát sinh trong quá trình vận chuyển các lô hàng.

4.3 Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu 

Đây là công việc khá đặc thù do tính chất liên quan trực tiếp đến giấy tờ, thông tin và số liệu. Để có thể làm việc ở vị trí này, bạn không những phải là người tỉ mỉ, cẩn thận mà còn phải có khả năng tập trung cao độ khi làm việc.  Là một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, đây là nhiệm vụ của bạn:

 – Liên hệ với hãng tàu để lên lịch vận chuyển dựa trên hóa đơn từ khách hàng;

– Soạn thảo và thực hiện thanh toán hợp đồng, hóa đơn, các loại giấy tờ chuyên biệt.

– Kiểm tra và quản lý các chi phí.

– Xin giấy kiểm định từ cơ quan chức năng đối với các loại hàng hóa đặc biệt.

– Chuẩn bị, lưu trữ và quản lý hồ sơ, chứng từ về hàng hóa cần vận chuyển. 

4.4. Nhân viên xuất nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng

Đây là công việc phù hợp cho người có tính cách năng nổ, nhanh nhẹn đồng thời cũng phải là người có khả năng tính toán, sắp xếp khối lượng công việc lớn. Một nhân viên thuộc bộ phận mua hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của các đối tác cung ứng hàng hóa cho công ty. Sau đó, bạn phải theo dõi tình trạng thanh toán chi phí cho mỗi lô hàng thông quan, cập nhập quá trình chuyển hàng và ghi chú chính xác thông tin ngày giờ hàng về đến kho.

Ngoại thương đã, đang và sẽ mãi là một trong những ngành dẫn đầu trong việc góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ Ngoại thương là gì và định hướng được con đường học tập và nghề nghiệp trong tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!

Bình luận đã bị đóng.