Sales Representative là gì? Những kĩ năng cần có của Sales Representative

Sales Representative là gì? Những kĩ năng cần có của Sales Representative

Bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động thì chắc chắn đều phải có riêng một bộ phận kinh doanh trong cơ cấu tổ chức. Và trong bộ phận kinh doanh ấy có rất nhiều vị trí sẽ đảm đương nhiệm vụ mang về doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Sale representative là một trong những vị trí đó. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin về vị trí này trong bài viết dưới đây nhé.

  1. Sales Representative là gì?

Sale representative được dịch sang từ thuần Việt có nghĩa là người đại diện kinh doanh (cách gọi khác là đại diện thương mại) cho một công ty hay doanh nghiệp.

Đây là vị trí có cấp bậc cao hơn nhưng lại có nhiều điểm chung trong công việc so với nhân viên bán hàng thông thường.

Ngoài nhiệm vụ chính là thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, đối tác thì một đại diện kinh doanh của công ty còn có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cũng như làm việc trực tiếp với bên sản xuất/cung cấp dịch vụ cho công ty.

  • Các công việc chính của Sales representative là gì?

Công việc cụ thể của một Sales representative như sau:

  • Tìm cách tiếp cận và giới thiệu khách hàng qua nhiều hình thức và kênh giao tiếp khác nhau như gặp trực tiếp, trang web, mạng xã hội…
  • Lên kế hoạch và đề xuất chiến lược kinh doanh để đạt được doanh thu và lợi nhuận mà công ty mong muốn.
  • Nghiên cứu và cập nhật những thay đổi mới nhất của thị trường.
  • Tìm hiểu đối thủ, so sánh ưu nhược điểm để tìm ra giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Giải thích, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thực hiện quy trình đặt, nhận hàng.
  • Tổ chức hội thảo để quảng bá sản phẩm cũng như nâng cao hình ảnh công ty trong mắt khách hàng và đối tác.
  •  Quản lý việc thu hồi công nợ từ khách hàng.
  •  Báo cáo công việc cho cấp trên theo ngày, tuần, tháng.
  • Các vị trí Sales có liên quan đến Sales Representative

Trong quá trình làm việc, chắc chắn các bộ phận phải có sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để có thể hoàn thành công việc chung. Đối với bộ phận kinh doanh, có một số vị trí sau liên quan trực tiếp tới việc điều hành và thực hiện công việc của Sales Representative.

Nhân viên kinh doanh (Salesman)

Nhân viên kinh doanh (Salesman) là cấp thấp hơn, dưới quyền quản lý của Sale Representative (SR). Đây là đội ngũ sẽ hỗ trợ cho SR thực hiện các dự án cũng như thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.

Nhà điều hành kinh doanh (Sale Executive)

Nhà điều hành kinh doanh (Sale Executive) là cấp trên trực tiếp triển khai, phân công và chỉ đạo công việc của SR. Ngoài ra, họ cũng là người sẽ giám sát tiến độ công việc và nhận báo cáo hàng ngày từ SR.

Giám đốc kinh doanh (Sale Director)

Giám đốc kinh doanh (Sale Director) chính là vị trí cao nhất trong bộ phận Sales, đây là người sẽ quản lý chung toàn bộ nhân viên trong bộ phận kinh doanh của công ty. Tất cả các công việc của SR sẽ được Giám đốc kinh doanh quyết định và giám sát gián tiếp thông qua Sale Executive. Bên cạnh đó, giám đốc kinh doanh cũng là người sẽ hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

  • Những kĩ năng cần có của một Sales representative

Kiến thức về sản phẩm mà công ty đang kinh doanh chắc chắn là một trong những điều đầu tiên và quan trọng nhất mà một Sales representative phải nắm và hiểu rõ khi làm việc. Thế nhưng để trở thành một nhân viên xuất sắc thì chỉ có kiến thức nền thôi là chưa đủ, bạn cần phải hội tụ được những kĩ năng sau đây để có thể trụ vững và phát triển trong công việc.

Kỹ năng giao tiếp

Đối với một vị trí thường xuyên gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì kĩ năng giao tiếp là một yếu tố bắt buộc phải có. Sự tương tác khi giới thiệu sản phẩm cũng như thuyết phục khách hàng là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không phải là một người hoạt ngôn thì bạn có thể tìm ra cho mình một cách giao tiếp khác, ngắn gọn nhưng súc tích và đánh được vào tâm lí của khách hàng chẳng hạn. Hãy nhớ rằng bạn chính là người đại diện cho công ty để mang đến sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, chính vì vậy mà sự kết nối bạn tạo ra với khách cũng chính là sự kết nối giữa công ty với họ.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Lắng nghe là một trong những cách để bạn bắt đầu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Vì chỉ khi bạn lắng nghe, bạn mới hiểu được nhu cầu thực sự của họ và hướng khách hàng tới lựa chọn tốt nhất.

Thêm vào đó, một mối quan hệ sẽ không bền vững nếu chỉ tính tới lợi nhuận trước mắt mà không có kế hoạch lâu dài. Hãy đảm bảo rằng bạn không những đem về doanh thu cho công ty mà còn là một khách hàng lâu dài tiềm năng trong tương lai.

Kỹ năng quản lý thời gian

Làm việc có kế hoạch và tổ chức giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn là làm việc theo cảm tính. Khi bạn có quỹ thời gian phù hợp cho công việc, bạn không chỉ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn mà còn có thời gian để học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên môn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đôi khi trong quá trình làm việc sẽ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn như xung đột với đồng nghiệp, khách hàng từ chối, phàn nàn sản phẩm hoặc kế hoạch không thuận lợi. Đây chính là lúc kĩ năng giải quyết vấn đề của bạn được phát huy. Hãy coi những khó khăn là thử thách, khi bạn giải quyết được vấn đề triệt để cũng chính là lúc bạn củng cố thêm bản lĩnh cho chính mình.

Kỹ năng thu thập thông tin

“Thương trường là chiến trường”, xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển từng ngày. Đối thủ của công ty cũng vậy, chính vì thế mà khi đã là một sales representative, bạn phải là một người không ngại nghiên cứu, tìm hiểu và cập nhật xu hướng mới nhất từ thị trường để bắt kịp cuộc đua.

Để trở thành một Sales representative giỏi, có rất nhiều kỹ năng mà bạn phải học hỏi và trau dồi. Dĩ nhiên, sẽ có những thứ bạn phải trải qua, phải vấp ngã mới rút ra được. Tuy vậy, hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp được Sales representative là gì và cách để trở thành một người đại diện kinh doanh xuất sắc.

Bình luận đã bị đóng.