Công việc nhân sự gồm những gì? Tiềm năng phát triển

Công việc nhân sự gồm những gì? Tiềm năng phát triển

Nhân lực là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà tuyển dụng không ngừng tìm kiếm nhân tài để phục vụ cho doanh nghiệp của mình. Cũng vì thế, mà HR trở thành một vị trí việc làm phổ biến hiện nay.

HR Department (Phòng nhân sự) là một bộ phận không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Trong đó, có sự phân chia thực hiện các công việc khác nhau như: Hoạch định các chiến lược phát triển nguồn lực, tuyển dụng, đào tạo… và vô số các công việc khác. Để giúp các bạn có thể hình dung công việc nhân sự gồm những gì, bài viết sau sẽ trình bày chi tiết hơn.

Tổng quan về ngành nhân sự

Khi nói đến nghề nhân sự người ta thường quen với từ viết tắt HR trong từ “Human Resources” có nghĩa là nguồn nhân lực. Trong đó, được chia thành 2 mảng chính đó là: quản trị nhân sự(quản lý hành chính, các chính sách lao động), quản trị nguồn nhân lực(tuyển dụng, phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế và chiến lược nhân sự…).

Ngày nay, với những thay đổi trong tư duy quản lý doanh nghiệp tạo ra sự chuyển đổi giữa mô hình HR truyền thống sang HRBP(HR Business Partner) với nghĩa là “nhân sự – đối tác chiến lược kinh doanh”. Nhưng với mô hình này yêu cầu người nhân sự phải có kiến thức và chuyên môn sâu trong các hoạt động kinh doanh để trở thành đối tác với các phòng ban trong doanh nghiệp.

Vai trò: Tùy vào quy mô hoạt động mà cơ cấu nhân sự được phân chia khác nhau. Nhưng nhìn chung trách nhiệm của người làm nhân sự là tuyển dụng người tài cho doanh nghiệp. Trong đó, thực hiện các việc đào tạo và quản lý nhân viên, làm cầu nối giữa việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động và giúp doanh nghiệp quản lý họ.

Bên cạnh đó, với mô hình nhân sự chuyển đổi được nêu trên thì bộ phận nhân sự lại đóng vai trò to lớn trong việc phối hợp với các phòng ban để hoạch định các chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc quản lý hiệu quả nguồn lực sẽ giúp công ty có thể đối mặt trước những tình hình thay đổi về nhân sự. Qua đó, sẽ có những sắp xếp và bố trí hợp lý giúp tạo ra sự ổn định và bền vững nguồn lao động mà không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tập thể.

Tiềm năng phát triển: Theo thống kê, hiện nay có khoảng 36000 vị trí việc làm liên quan đến nhân sự. Do đó, cơ hội tìm được việc khá cao cho các bạn sinh viên. Hơn thế nữa, khi đến với nghề nhân sự chúng ta có lộ trình thăng tiến rõ ràng với từng vị trí và cấp bậc ứng mới mức lương tương xứng.

Mức lương của ngành nhân s là bao nhiêu?

Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm sẽ đảm nhận các vị trí công việc như: hành chính, tuyển dụng, tính lương. Mức lương ở các vị trí này thường từ 5-10 triệu. Đối với những người đã có kinh nghiệm và đảm nhận vị trí đào tạo, quản lý với một số chức danh như:

Giám sát nhân sự (kinh nghiệm 2-5 năm; mức lương khoảng 10-20 triệu)            

Phó phòng nhân sự (kinh nghiệm 3-6 năm; mức lương khoảng 12-30 triệu)    

Trưởng phòng nhân sự (kinh nghiệm 3-8 năm; mức lương khoảng 15-45 triệu) Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi (kinh nghiệm 8-12 năm; mức lương từ 20-40 triệu).                                                                                                                   

Giám đốc khu vực (kinh nghiệm 15-20 năm; mức lương từ 25-80 triệu)             

Giám đốc nhân sự (kinh nghiệm từ 10 – 25 năm; mức lương từ 30-100 triệu).

Tìm việc làm nhân sự ở đâu?

Bạn có thể truy cập tại các website tìm việc với thao tác đơn giản là đã có thể đăng ký hồ sơ ứng tuyển dễ dàng, một số trang web uy tín hiện nay như:

Website Careerlink.vn: Với đa dạng ngành nghề tuyển dụng trải khắp 63 tỉnh, thành phố. Careerlink.vn giúp kết nối giữa nhà tuyển dụng và người lao động trong nhiều vị trí việc làm. Đặc biệt, các việc làm thuộc lĩnh vực nhân sự khá đa dạng có nhiều vị trí phù hợp với những yêu cầu khác nhau.

Hoặc bạn có thể tham khảo tại https://Glints.com/  với giao diện tìm kiếm việc làm dễ dàng theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Trong đó, được phân loại theo địa điểm, vị trí, mức độ kinh nghiệm, mức lương….

Hiện tại, có nhiều vị trí việc làm nhân sự đang được tuyển dụng như: nhân viên hành chính nhân sự, trưởng phòng hành chính nhân sự, chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên đào tạo… Tập trung ở 2 điểm chính là TP.HCM và Hà Nội. Ngoài ra, còn mở rộng ở một số tỉnh lân cận với sự đa dạng từ không yêu cầu kinh nghiệm cho đến các cấp bậc quản lý. Bên cạnh đó, là những yêu cầu về ngoại ngữ để phục vụ cho công việc.

Vị trí nào dành cho người mới bắt đầu?

Vấn đề yêu cầu về kinh nghiệm luôn là nỗi lo chung của nhiều bạn trong quá trình tìm việc. Nhưng đối với nghề nhân sự bạn không cần lo lắng bởi có những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm như: nhân viên hành chính nhân sự. Chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về vị trí công việc này ngay sau đây.

Nhân viên hành chính nhân sự tiếng Anh là gì? Câu trả lời đó là HR Admin, dành cho những người mới bắt đầu đến với nghề nhân sự. Trong đó, họ thực hiện các công việc như: lễ tân, công tác hành chính văn phòng, công tác nhân sự…

Trực lễ tân: Nghe điện thoại của khách hàng và chuyển đến các phòng ban khác. Tiếp khách hàng và đối tác khi họ trực tiếp đến văn phòng.

Công việc hành chính: Quản lý các giấy tờ, hợp đồng lao động, bằng khen, giấy chứng nhận, soạn thảo các văn bản theo biểu mẫu. Hỗ trợ chuyển phát nhanh, giao nhận văn thư, hợp đồng, hóa đơn cho công ty và chuyển đến các phòng ban. Sắp xếp các cuộc họp nội bộ và quản lý tài sản, trang thiết bị trong công ty.

Công việc nhân sự: Quản lý theo dõi các hoạt động của nhân viên, thực hiện việc chấm công cho nhân viên. Theo dõi việc thực hiện nội quy đảm bảo làm đúng nề nếp và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Hỗ trợ các thủ tục hành chính khi cơ quan thuế kiểm tra. Ngoài ra, nhân viên hành chính còn tổ chức các hoạt động du lịch, teambuilding cho nhân viên…

Bên cạnh đó, một số vị trí việc làm đang được đăng tuyển với yêu cầu 1-2 năm kinh nghiệm có mức lương 6-8 triệu bao gồm: nhân viên lễ tân văn phòng, nhân viên hành chính, nhân viên nhân sự… Và cũng ở các vị trí này nếu yêu cầu về kinh nghiệm từ 3-5 năm hoặc tùy thuộc vào khối lượng công việc mà mức lương dao động từ 8-15 triệu. Ngoài ra, còn các công việc nhân sự dành cho cấp bậc chuyên viên với mức độ kinh nghiệm 3-5 năm như: chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên nhân sự tổng hợp, chuyên viên chế độ chính sách, chuyên viên đào tạo…

Nhân viên hành chính nhân sự cần kỹ năng gì? Đó là các kỹ năng về chuyên môn trong các lĩnh vực chuyên ngành như: kinh doanh, tài chính, marketing, luật và sử dụng thành thạo vi tính văn phòng… Các kỹ năng mềm bao gồm: khả năng giao tiếp nhanh nhẹn, hoạt bát, khả năng xử lý tình huống…

Ngoài vị trí HR Admin, phòng nhân sự còn các bộ phận khác thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt được phân chia khác nhau. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu đó là các bộ phận nào? Họ thực hiện những công việc gì?

Công việc nhân sự gồm những gì? Phân loại theo bộ phận nào?

Dựa vào tính chất công việc mà phòng nhân sự được chia theo các bộ phận khác nhau mà mỗi ban thực hiện các công việc cụ thể như:

Bộ phận tuyển dụng

Chịu trách nhiệm hoạt động chính về tuyển dụng để cân bằng đủ số lượng nhân viên. Hiệu quả trong việc thực hiện được đánh giá bằng cách sàng lọc và chọn ra các ứng viên phù hợp cho công ty.

Cụ thể các việc thực hiện như: Lập kế hoạch tuyển dụng, cung cấp các thông tin việc làm đầy đủ, lựa chọn các kênh tuyển dụng tiềm năng để tiếp cận ứng viên và đăng tin tuyển dụng. Sàng lọc và lưu trữ hồ sơ, gọi điện trực tiếp cho ứng viên, sắp xếp lịch phỏng vấn. Tổ chức phỏng vấn và kiểm tra đánh giá nhân lực. Soạn thảo các loại văn bản như: thư xác nhận, từ chối, các báo cáo tuyển dụng. Xây dựng mạng lưới tuyển dụng và liên kết với các trường đào tạo. Giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình tuyển dụng.

Bộ phận lương thưởng và phúc lợi (C&B)

Xây dựng cấu trúc lương thưởng và các phúc lợi phù hợp cho các đối tượng khác nhau để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên. Các công việc thực hiện như: Chấm công, quản lý các vấn đề về nghỉ việc, nghỉ phép, đi trễ. Xây dựng chế độ phúc lợi nhằm tạo động lực làm việc như: các đãi ngộ, khen thưởng, bảo hiểm, kỷ luật, đóng thuế…

Tính lương cho nhân viên, các nghiệp vụ về bảo hiểm, khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả cho từng vị trí công việc, quản lý hợp đồng và hồ sơ nhân viên.

Bộ phận đào tạo và phát triển

Tổ chức các khóa đào tạo để định hướng nghề nghiệp cho nhân viên nhằm giúp họ nắm vững nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công việc. Đối với vị trí quản lý, giám sát, nhiều bộ phận nhân sự còn tổ chức các buổi tập huấn để phát triển kỹ năng lãnh đạo và các chuyên môn để họ có thể đảm nhận tốt vai trò.

Một số công việc cụ thể như: Lên kế hoạch mở các lớp đào tạo, xây dựng chương trình thực hiện. Theo dõi và đánh giá chương trình thực hiện. Hướng dẫn và phổ biến nội quy, văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới, đào tạo nghiệp vụ.

Những thuận lợi và khó khăn của nghề nhân sự

Công việc HR mang đến các lợi ích cho những người yêu thích giao tiếp xã hội bởi họ sẽ thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. Qua đó, tìm hiểu những tính cách, sở thích, quan điểm và nguyện vọng nghề nghiệp khác nhau. Công việc có định hướng thăng tiến cụ thể bắt đầu thực hiện từ các việc đơn giản nhất cho đến các công việc phức tạp đòi hỏi chuyên môn sâu.

Nhưng một số khó khăn mà bất kỳ người làm nhân sự nào cũng thường gặp phải đó là làm sao để cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Giải quyết các phàn nàn về lương thưởng, tăng lương, các chế độ phúc lợi… Hoặc phải đối mặt với sự thay đổi nhân sự như: nghỉ việc, đình công, hoặc đau đầu trong việc tìm cách giải quyết lao động kém hiệu quả. Đặc biệt, là tìm kiếm nguồn lực chất lượng nhưng đồng thời phải tiết kiệm thời gian và ngân sách chi tiêu cho doanh nghiệp.

Như thế, với phần trình bày trên đã giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi công việc nhân sự gồm những gì. Từ các phân tích này cho thấy nghề nhân sự có những yêu cầu cao để có thể đảm bảo nguồn lực chất lượng, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Do vậy, mỗi các nhân khi lựa chọn HR cần phải nâng cao chuyên môn của mình thì mới có thể đứng vững và phát triển sự nghiệp như mong muốn.

Bình luận đã bị đóng.